Đừng đứng ở trên cao nếu như bạn muốn thành sếp giỏi


Không có một quy tắc nhất định nào để thành công trong giai đoạn chuyển giao, nhưng cơ bản có bốn tình huống mà các nhà lãnh đạo thường gặp: khởi đầu, xoay chuyển, tổ chức lại và duy trì thành công. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng nên nhà lãnh đạo cần xác định chính xác tình huống mình phải đương đầu để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp.

Lãnh đạo giỏi không phải là ở trên cao “chỉ tay năm ngón”. Lãnh đạo giỏi hiểu rõ mình nên như thế nào, cần làm gì, hiệu quả tới đâu và biết cách điều binh khiển tướng, nhất là trong giai đoạn chuyển giao, khi họ bắt đầu đảm nhiệm cương vị mới.

70052_10__62448_624_9098531
1. Thúc đẩy bản thân thích nghi với chức vụ và môi trường mới

Các nhà lãnh đạo cần dẹp bỏ lối suy nghĩ và cách làm việc trong vị trí cũ để đảm nhiệm vai trò mới. Những gì từng giúp họ thành công trước đây chưa chắc đã hữu ích ở cương vị mới. Họ sẽ thất bại nếu chỉ tiếp tục sử dụng những kỹ năng và phương pháp quen thuộc mà không tìm ra được biện pháp và chiến lược mới.

2. Luôn tìm tòi học hỏi

Tìm hiểu về công ty, về nhân sự, về lĩnh vực hoạt động kinh doanh và tất cả những gì về công ty mới càng nhanh càng tốt. Nhà lãnh đạo phải tìm hiểu thị trường, sản phẩm, công nghệ, hệ thống, cơ cấu và cả văn hóa lẫn chính trị của công ty và ngành. Những kiến thức này rất quan trọng cho sự nghiệp của họ, giúp họ xác định chiến lược đúng đắn và phong cách lãnh đạo phù hợp.

3. Lựa chọn chiến lược phù hợp

Không có một quy tắc nhất định nào để thành công trong giai đoạn chuyển giao, nhưng cơ bản có bốn tình huống mà các nhà lãnh đạo thường gặp: khởi đầu, xoay chuyển, tổ chức lại và duy trì thành công. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng nên nhà lãnh đạo cần xác định chính xác tình huống mình phải đương đầu để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp.

4. Giành được thắng lợi bước đầu

Sớm có thành công sẽ giúp nhà lãnh đạo lấy được lòng tin của mọi người. Những thắng lợi bước đầu là động lực giúp họ và nhân viên làm việc, là tấm gương thúc đẩy mọi người, đồng thời giúp họ tự tin hơn trong công việc.

5. Đàm phán và xây dựng các mối quan hệ

Nhà lãnh đạo cần tìm cách xây dựng mối quan hệ cá nhân thân thiện, hiệu quả với người phụ trách mình. Nhà lãnh đạo cần thảo luận với người phụ trách mình cũng như nhân viên mình phụ trách về tình huống, những kỳ vọng, phong cách làm việc, các nguồn lực, và nhu cầu phát triển cá nhân của mỗi người. Những buổi nói chuyện này sẽ giúp họ thống nhất định hướng và cách thức làm việc.

6. Tạo dựng sự đoàn kết trong tổ chức

Càng lên cao, vai trò của nhà lãnh đạo trong công ty càng quan trọng. Nhà lãnh đạo cần xây dựng môi trường làm việc tốt, tạo dựng sự đoàn kết trong công ty, thống nhất định hướng chiến lược và phương pháp làm việc của từng bộ phận với định hướng, chiến lược chung của công ty.

7. Xây dựng nhóm làm việc

Nhóm làm việc hiệu quả có vai trò sống còn trong sự thành công của nhà lãnh đạo. Kinh nghiệm cho thấy nhà lãnh đạo cần có những quyết định cứng rắn về nhân sự, không được phép nể nang, nhân nhượng nếu muốn thành công.

8. Thiết lập liên minh

Thành công của nhà lãnh đạo không chỉ dựa vào năng lực và tài trí của từng cá nhân hay của nhóm làm việc mà còn cần có sự hỗ trợ, hậu thuẫn của những người không trực tiếp dưới quyền. Do vậy, họ cần xây dựng được liên minh ủng hộ và hậu thuẫn cho mình, cả trong và ngoài công ty, bao gồm các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp và cả những nhà tư vấn.

9. Duy trì sự cân bằng

Do thời kỳ chuyển đổi rất căng thẳng và khó khăn nên sự cân bằng trong cuộc sống là hết sức cần thiết. Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc đã thất bại hoặc gặp thêm nhiều khó khăn khi ngoài các vấn đề cần xử lý trong công việc, họ còn phải đương đầu với những rắc rối và căng thẳng trong gia đình, với bạn bè và với xã hội. Vì thế, nhà lãnh đạo cần xây dựng sự cân bằng trong cuộc sống, làm chỗ dựa cho bản thân trong giai đoạn khó khăn này.

10. Quan tâm tới mọi người

Cuối cùng, nhà lãnh đạo cần hiểu vai trò của mình là giúp đỡ tất cả mọi người, cả cấp dưới, cấp trên và đồng nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của chính họ. Việc nhà lãnh đạo giúp cấp dưới theo kịp tốc độ làm việc của mình cũng là tự giúp chính họ và góp phần mang lại thành công chung cho toàn công ty.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *