Giúp bạn định vị thị trường ngách hiệu quả bằng những bước này

Ngoài việc xác định sản phẩm muốn bán, bạn phải luôn ghi nhớ hai điều: Thứ nhất, không thể bán tất cả mọi thứ đến tất cả mọi người; thứ hai, càng nhỏ càng tốt. Bạn phải phân biệt rõ ràng với lĩnh vực mà bạn hoạt động. Bạn có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thời trang bán lẻ nhưng phải rõ ràng kiểu “Trang phục dành cho các bà mẹ đang mang thai”.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều nhắm đến hai thị trường cơ bản là cá nhân và doanh nghiệp. Ranh giới giữa hai thị trường này cũng được phân chia rất rõ ràng. Tuy nhiên không có bất kỳ một doanh nghiệp nào đa năng đến mức có thể đáp ứng mọi nhu cầu của tất cả các đối tượng thuộc hai nhóm thị trường trên. Chính vì thế việc xác định rõ thị trường mục tiêu bao nhiêu càng tạo dựng nhiều lợi thế cho doanh nghiệp bấy nhiêu. Lynda Falkenstein, tác giả của cuốn Nichecraft nhận xét: “Rất nhiều người nói đến việc tìm thị trường ngách như ăn kẹo. Như thế thật vớ vẩn. Thị trường ngách không tự nhiên xuất hiện, bạn phải chịu khó, cần mẫn mới có thể tạo ra chúng”.

Rất nhiều nhà kinh doanh đã sa vào cái bẫy “bắt cá nhiều tay” khi cố gắng phủ song toàn bộ thị trường. Đó là lý do bạn cần làm quen với quy trình 7 bước sau đây để tạo ra một thị trường ngách phù hợp.

1. Tạo một danh sách khách hàng mong muốn
Hãy hình dung một cách cụ thể nhất về chân dung người mà bạn muốn hợp tác làm ăn. Tìm kiếm và nhận dạng kiểu khách hàng mà bạn muốn hướng đến, khoanh vụng địa lý của họ, như vậy công việc tiếp cận mới trở nên dễ dàng và chính xác. Ngược lại, việc gom tất cả vào danh sách đối tượng cần tìm kiếm, bạn chỉ khiến bản thân phí sức và đối phương cũng trở nên bối rồi, khó hiểu.

Xu hướng hiện nay là tập trung vào các phân khúc thị trường nhỏ hơn để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, thay vì xác định chung chung đối tượng là thanh thiếu niên, bạn cần phải lựa chọn chi tiết hơn như nam thanh thiếu niên sống cùng gia đình, hay những thanh thiếu niên có bố mẹ với thu nhập từ 4 triệu đồng/tháng trở lên,…

2. Tập trung
Ngoài việc xác định sản phẩm muốn bán, bạn phải luôn ghi nhớ hai điều: Thứ nhất, không thể bán tất cả mọi thứ đến tất cả mọi người; thứ hai, càng nhỏ càng tốt. Bạn phải phân biệt rõ ràng thị trường ngách với lĩnh vực mà bạn hoạt động. Bạn có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thời trang bán lẻ nhưng thị trường ngách phải rõ ràng kiểu “Trang phục dành cho các bà mẹ đang mang thai”.

Thị trường ngách sẽ luôn phát sinh từ những sở trường và kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn đã có 10 năm làm việc trong một công ty chuyên tư vấn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ quy mô gia đình, chắc chắn bạn sẽ muốn khởi nghiệp với cùng công việc tư vấn cho những doanh nghiệp nhỏ, quy mô gia đình.

3. Nắm bắt tâm lý khách hàng
Nguyên tắc vàng mà Falkenstein áp dụng để thành công trong kinh doanh là “Những gì bạn không muốn thì đừng làm cho người khác”. Bằng cách làm theo nguyên tắc này và nhìn nhận sự việc dưới góc độ một khách hàng, bạn sẽ nhận ra được họ cần gì và muốn gì. Cách tốt nhất để hiểu và đứng đúng vị trí của khách hàng là thường xuyên trò chuyện và tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm.

4. Tổng hợp
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, thị trường ngách của bạn đã bước đầu được định hình. Ở bước thứ tư này, những thông tin mà bạn thu thập được về nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm cần phải được tổng hợp và đảm bảo thỏa mãn 5 yếu tố sau:

2015-07-22-7-buoc-giup-ban-dinh-vi-thi-truong-ngach-hieu-qua-1

– Phù hợp với mong muốn và tầm nhìn dài hạn của bạn

– Có nhu cầu với sản phẩm

– Được lên kế hoạch phát triển thật cụ thể

– Chưa có đối thủ nào

– Tăng trưởng khả quan, giúp bạn gia tăng lợi nhuận mà không thay đổi giá trị cốt lõi

Nếu bạn tổng hợp đủ các yếu tố với những điều kiến như trên thì bạn đã thực sự tạo được cho mình một thị trường ngách tiềm năng.

5. Đánh giá
Sau khi vạch ra được 5 yếu tố cần đạt được đối với một thị trường ngách tiềm năng, bạn cần phải đưa ra sự đối chiếu với ý tưởng sản phẩm hay dịch vụ của bạn với 5 tiêu chí trên.

Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ nhận ra độ vênh nhất định so với các chỉ tiêu đặt ra, Chẳng hạn như thị trường ngách đòi hỏi phải đi công tác hay lấy hàng nhiều trong khi bạn chưa sẵn sàng.

Điều đó đồng nghĩa với việc ý tưởng sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa đáp ứng được tiêu chí “phù hợp với mong muốn và tầm nhìn dài hạn của bạn”. Vậy thì đừng ngần ngại mà gạt bỏ và nhanh chóng chuyển sang những ý tưởng khác phù hợp hơn.

6. Thử nghiệm
Sau khi điều chỉnh phù hợp và khớp được ý tưởng với phân khúc thị trường, bạn cần có sự thử nghiệm thực tế. Và khách hàng tiềm năng chính là đối tượng thử nghiệm của bạn chứ không phải ai khác. Việc tìm hiểu phản ứng của nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến trong tương lai thông qua mẫu sản phẩm thử nghiệm sẽ giúp bạn nắm bắt được mức độ hài lòng của họ và có biện pháp điêì chỉnh kịp thời trước khi chính thức tung sản phẩm ra thị trường.

7. Triển khai
Sauk hi hoàn thành đủ 6 bước trê, công đoạn cuối cùng bạn lần làm là triển khai ý tưởng và thực hiện kế hoạch đã đề ra. Với rất nhiều người khởi nghiệp, đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình kinh doanh của họ. Tuy nhiên, với những gì bạn đã chuẩn bị theo một trình tự đầy đủ, hãy tự tin và chẳng có điều gì phải lo lắng. Vì mọi thứ đều sẽ nằm trong tính toán của bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *