Những chiêu trò cạnh tranh trực tuyến “thiếu trong sạch” nào đang là phổ biến

Thương hiệu bánh trung thu Như Lan cũng đã từng rất bức xúc khi vào đúng thời điểm hút hàng thì trên các trang mạng xã hội và Blog cá nhân bỗng nhiên lại xuất hiện và lan truyền đoạn video clip với nội dung sai sự thật: “Bánh trung thu Như Lan có nhân vi cá làm từ sợi nylon, dây thun, bánh có chất độc gây ung thư,…” Đây là chiêu bài của một thương hiệu bánh trung thu nào khác muốn bôi nhọ uy tín, làm mất lòng tin của khách hàng.

Trong kinh doanh, nếu bạn không tìm cách nâng cao vị thế cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình thì chắc chắn sẽ tụt hậu và dễ dàng bị “đánh bật” bất cứ lúc nào. Vì vậy, cạnh tranh luôn là điều tất yếu trên thương trường. Tuy nhiên, trên con đường khẳng định thương hiệu, để có được thành công, không ít người kinh doanh đã lựa chọn những chiêu bài “thiếu trong sạch” để cạnh tranh với phương châm “cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận”. Đặc biệt khi hiện nay, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, chỉ bằng cách lợi dụng các công cụ online, nhiều chủ kinh doanh đã tung những chiêu bài “khôn lường” để hạ gục đối thủ. Bizweb xin đưa ra 5 chiêu trò không lành mạnh cho các chủ kinh doanh nhận biết, đề phòng để không trở thành “nạn nhân” của các đối thủ trên thương trường.

1. Tung tin đồn thất thiệt, bôi nhọ uy tín, danh dự

Mạng Internet đang là 1 mục tiêu cho những chiến dịch tung tin đồn nhằm “ám hại” đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Các thông tin đó có thể là phương thức kinh doanh, tổ chức nhân sự, chất lượng sản phẩm, đời tư cá nhân của các chủ kinh doanh,…

Có nhiều phương thức để các đối thủ cạnh tranh tung tin đồn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu. Trong đó, việc lợi dụng mạng xã hội, blog, diễn đàn là những kênh thường được sử dụng nhất bởi tốc độ lan tỏa, phát tán nhanh và đây là môi trường dễ “tung hỏa mù”, khó nhận biết được nguồn tin. Đơn cử là trường hợp bị “chơi xấu” của 2 sản phẩm trên webtretho.com là sữa Enfagrow A+ của Mead Johnson (2009) và đệm Kim Đan (2011). Thủ đoạn của những đối thủ cạnh tranh là giả danh khách hàng lên diễn đàn lập các chủ đề nói chất lượng 2 sản phẩm này có vấn đề và không tốt như quảng cáo. Sau đó, dù đã xóa bỏ được thông tin trên diễn đàn nhưng uy tín đều đã bị ảnh hưởng không nhỏ, sản lượng bán ra và thị phần giảm sút rõ rệt. Chưa kể đến, có những doanh nghiệp còn đầu tư công sức để thành lập riêng 1 website để nói xấu, hạ bệ đối thủ. Công ty TNHH cơ khí ô tô Phạm Gia đã phải chịu tai tiếng, gièm pha trong suốt 4 năm trên diễn đàn “Bó toàn thân với Phạm Gia – kinh nghiệm cho các bác sửa xe” do Công ty Cổ Phần Ô tô Xuyên Việt (Otosaigon.com) lập ra để bôi xấu.

2015-07-22-5-chieu-tro-canh-tranh-truc-tuyen-khong-lanh-manh

Thương hiệu bánh trung thu Như Lan cũng đã từng rất bức xúc khi vào đúng thời điểm hút hàng thì trên các trang mạng xã hội và Blog cá nhân bỗng nhiên lại xuất hiện và lan truyền đoạn video clip với nội dung sai sự thật: “Bánh trung thu Như Lan có nhân vi cá làm từ sợi nylon, dây thun, bánh có chất độc gây ung thư,…” Đây là chiêu bài của một thương hiệu bánh trung thu nào khác muốn bôi nhọ uy tín, làm mất lòng tin của khách hàng.

Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức còn lợi dụng Google Suggest để bôi xấu thương hiệu, hướng người dùng tới những kết quả bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như khi khách hàng muốn tìm kiếm từ khóa về 1 thương hiệu nào đó, những gợi ý kết quả phía dưới ô tìm kiếm sẽ đi kèm thêm những từ như lừa đảo, bán hàng giả, trốn thuế,….

2. Xâm phạm bí mật kinh doanh

Mỗi 1 cơ sở kinh doanh đều có những dữ liệu nội bộ về sản phẩm, danh sách khách hàng, ý tưởng truyền thông và kế hoạch phát triển kinh doanh. Vì mục đích “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nhiều doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để tiếp cận, khai thác những bí mật thuộc về kinh doanh nội bộ của đối thủ. Các nhà kinh doanh hoàn toàn có thể là bỏ tiền túi thuê đội tin tặc phát tán các thành phần độc hại truy cập và tấn công vào khu vực điều khiển domain, lấy cắp hệ thống dữ liệu “tung chiêu” hớt tay trên hoặc sử dụng dữ liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đành rằng trong thương trường tất nhiên phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhưng việc lợi dụng lỗ hổng quản lý của đối thủ để xâm phạm bí mật kinh doanh 1 cách “thủ đoạn” hoàn toàn trái với pháp luật và đạo đức kinh doanh.

Không chỉ trong thương trường của các “ông to bà lớn” mới có sự cạnh tranh xâm phạm bí mật kinh doanh. Kinh doanh bất kì 1 mặt hàng gì, ở quy mô nào cũng đều có những bí mật riêng tạo nên sự thành công và điểm khác biệt nên các chủ kinh doanh dù lớn hay nhỏ cũng đều phải cảnh giác với các đối thủ cạnh tranh mà quan tâm hơn về vấn đề bảo mật thông tin.

3. Gây rối loạn hoạt động kinh doanh
Kinh doanh online nhất thiết cần sử dụng các công cụ tiếp thị để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm đến cộng đồng online như SEO, email marketing, Blog,… Tuy nhiên, nếu sử dụng các công cụ này không hợp lý có thể sẽ gây phản tác dụng. Đặc biệt là việc sử dụng các backlink để điều hướng website, gia tăng vị trí xếp hạng của những từ khóa gắn liền với website. Lợi dụng sự đánh giá của Google theo chính sách quản trị của Search Engine, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách đánh tụt thứ hạng website đối thủ bằng cách đưa các backlink bất lợi, nghĩa là gắn link website vào những diễn đàn, trang web có nội dung không liên quan hoặc bị cấm ví dụ như phản động hoặc tệ nạn cờ bạc, sex,… Tình trạng bị đối thủ “chơi xấu” như thế này xảy ra thường xuyên trên các trang mạng. Bạn là chủ kinh doanh cần sát sao để phát hiện và giải quyết kịp thời.

Cạnh tranh không lại với đối thủ trên thương trường, nhiều doanh nghiệp còn “đeo mặt nạ” tìm cách “thọc gậy bánh xe” thuê hacker đánh sập website nhằm làm ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động kinh doanh của đối thủ. Các hacker thường sử dụng Botnet (mạng lưới các máy tính bị tấn công) rồi truy cập website đối thủ thả mã độc thông báo từ chối dịch vụ, “dội bom” làm sập website bằng khối lượng dữ liệu khổng lồ.

4. Bán phá giá

Hành động bán phá giá nghĩa là bán sản phẩm ra với giá thấp hơn chi phí hoặc thấp hơn mức giá trung bình để loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc giành thêm thị phần. Trong kinh doanh, tùy vào chi phí bỏ ra mà các doanh nghiệp tự định giá bán cho sản phẩm của mình một cách hợp lý để thu hút nhiều người dùng nhất. Nhưng tung giá “khác thường” lại là 1 chiêu trò . Và ở đây, người lợi nhất sẽ là khách hàng. Ví dụ như đối với phân khúc thị trường smartphone, mỗi lần chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, đồng loạt các trung tâm bán lẻ, đặc biệt là các cửa hàng online, có đầu vào ổn định và không mất tiền thuê mặt bằng lại chọn cách thức thực hiện đợt “giảm giá chưa từng có” các mặt hàng điện thoại cao cấp để đón đầu, thu hút sự chú ý của khách hàng.

“Thương trường như chiến trường”, tất cả các hoạt động kinh doanh từ truyền thống cho tới trực tuyến đều dễ dàng gặp phải những đối thủ cạnh tranh “xấu tính”. Vì thế, mỗi doanh nghiệp, trong khi kinh doanh cần phải nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý triệt để những này. Đặc biệt trong trong kế hoạch kinh doanh nhất thiết phải đưa ra các phương án xử lý khủng hoảng cho những trường hợp xấu nhất.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *