Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh bằng cách nào

Có nhiều nguồn mà theo đó thông tin mật về kinh doanh có thể bị rò rỉ cho các và một trong những nguồn rò rỉ thông tin khó quản lý nhất là từ các nhân viên cũ. Nhân viên đó dù chỉ làm những công việc đơn giản như nghe điện thoại khách hàng, giao nhận nhưng chắc chắn vẫn nắm được những thông tin quan trọng.

là công việc quan trọng giúp cửa hàng trực tuyến của bạn đảm bảo một vị trí vững chắc trên thương trường, tránh được những đòn tấn công của đối thủ cũng như giúp bạn có những chiến lược đối phó với biến đổi của thị trường. Bằng cách biết được doanh nghiệp khác đang làm gì trên thị trường trực tuyến, bạn có thể chắc chắn sản phẩm và giá cả của mình đưa ra thu hút, phù hợp với sức mua khách hàng.

Đặc biệt với những doanh nghiệp lớn, các website thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như Lazada, Chợ điện tử, Vật giá, Tiki,… việc nắm được thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp họ có cơ hội vươn lên dẫn đầu, trở thành đơn vị số 1 trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên việc thu thập thông tin của đối thủ không hề dễ dàng bởi mỗi đơn vị đều có cách bảo mật thông tin khác nhau. Bài viết “Làm thế nào để thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh” sẽ đưa ra một số phương pháp giúp bạn tiếp cận được thông tin của đối phương.

1. Nghiên cứu trang web của đối thủ

Tất nhiên rồi! Kinh doanh trực tuyến lấy website làm nền tảng, doanh nghiệp giao thiệp với khách hàng tại đây, vì vậy dù có cố giữ bí mật nhưng toàn bộ các thông tin về dịch vụ chăm sóc khách hàng, giá cả, chính sách ship, đổi trả hàng,… đều được thể hiện rõ.

Mặc dù đối thủ cũng có những động tác giống như bạn nhưng việc theo dõi website của đối thủ là không bao giờ thừa cả. Giống như trường hợp của Lazada đã nói trong bài viết “Chiến thuật Judo trong kinh doanh online” họ tham gia vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam khi Chợ Điện tử đang giữ vai trò thống trị, bên cạnh đó với còn hàng loạt các đơn vị khác nổi lên như Vật giá, nhóm mua, Hotdeal… Nhưng Lazada biết cách tìm được dấu ấn và định vị thương hiệu bằng cách tấn công vào chính mô hình thương mại điện tử C2C (Customer – to – Customer) – vốn là hoạt động cốt lõi của website Chodientu.vn. Khai thác điểm làm nên thương hiệu trên website của chính đối thủ, kết hợp với khảo sát thị trường và nguồn kinh phí khổng lồ, Lazada chỉ sau hơn 2 năm đã dễ dàng chiếm lấy vị trí thứ hai trên thị trường bán lẻ trực tuyến với thị phần lên tới 22%. Tổng giám đốc kiêm người sáng lập Lazada, ông Chiristopher Beselin vì thế đã khẳng định “Vị trí số một là mục tiêu của Lazada. Và theo tính toán thì chúng tôi sẽ sớm đạt được mục tiêu này”.

2015-07-22-lam-the-nao-de-thu-thap-thong-tin-doi-thu-canh-tranh-1-650x378
Nghiên cứu đối thủ thông qua website vừa đơn giản lại không mất chút chi phí nào. Nhưng bạn đừng nghĩ chỉ có những doanh nghiệp cực lớn mới phải làm công việc này. Dù bạn chỉ là shop thời trang nhỏ thì việc này cũng vô cùng quan trọng. Truy cập website của đối thủ xem giá cả, những dịch vụ khách hàng ra sao sẽ giúp bạn định hình được công việc kinh doanh cũng như có chiến lược thu hút khách hàng dễ dàng hơn.

2. Sử dụng nhân viên của đối thủ

Có nhiều nguồn mà theo đó thông tin mật về kinh doanh có thể bị rò rỉ cho các đối thủ cạnh tranh và một trong những nguồn rò rỉ thông tin khó quản lý nhất là từ các nhân viên cũ. Nhân viên đó dù chỉ làm những công việc đơn giản như nghe điện thoại khách hàng, giao nhận nhưng chắc chắn vẫn nắm được những thông tin quan trọng.

Chính vì vậy, bạn cần theo dõi những “động tĩnh” từ phía đối thủ, quan sát nhân viên của họ. Nếu có thể hãy nhận những người này vào làm cho mình để dễ khai thác thông tin. Bên cạnh đó, để tránh việc thông tin hoạt động của mình bị lộ, bạn cũng nên áp dụng những chính sách bảo mật cần thiết. Các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn hiện nay tại Việt Nam như Lazada hay Chợ điện tử đều có quy định khá khắt khe với nhân viên của mình khi ký kết hợp đồng để ràng buộc họ, tránh việc tiết lộ thông tin khi nghỉ việc như:

Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận không tiết lộ khi làm hợp đồng. Điều này phù hợp với pháp luật Việt Nam bởi theo quy định trong luật lao động, nếu nhân viên tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh bồi thường cho các thiệt hại đã gây ra

Thực hiện phỏng vấn trước khi nghỉ việc: Các cuộc phỏng vấn này sẽ củng cố nghĩ vụ không tiết lộ thông tin của nhân viên thôi việc, giúp bạn xác định được lai lịch công ty mới của nhân viên và giúp bạn chắc chắn lấy lại được mọi tài liệu mật, độc quyền mà nhân viên sắp thôi việc đang nắm giữ.

Theo dõi nhân viên cũ và công ty mới của họ: Luật cạnh tranh tại Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tiết lộ hoặc sử dụng thông tin thuộc diện bí mật kinh doanh. Vì vậy nếu biết rằng nhân viên của mình làm việc cho đối thủ, bạn hãy liên lạc với công ty đó và cho họ biết rằng nhân viên này đã ký thỏa thuận NDA để tránh mọi rắc rối liên quan đến bí mật kinh doanh.

3. Trở thành khách hàng của đối thủ

Hãy sử dụng tất cả những sản phẩm và dịch vụ của họ và so sánh chúng với những thứ bạn có. Bạn nên gọi điện cho Trung tâm dịch vụ khách hàng của đối thủ sau đó yêu cầu họ mô tả tất cả các dịch vụ có sẵn một cách chi tiết. Nếu bạn thấy đối thủ có những dịch vụ tốt, nhận được sự đánh giá cao của khách hàng, hãy bắt chước họ.

Là người có kiến thức trong kinh doanh online, khi trở thành khách hàng của đối thủ bạn sẽ biết cách khai thác những thông tin có ích. Hãy cân nhắc xem bạn có thể làm được điều gì tốt hơn đối thủ, làm thế nào để nâng cao giá trị của sản phẩm và dịch vụ, cần bao nhiêu tiền để thực hiện sự thay đổi này, việc này mang lại lợi ích như thế nào, bạn có cần tuyển thêm nhân viên, có cần đầu tư mới không…

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *